Phân tích bài mẫu Writing Task 2 band 9, được gì?

0
528

Khi học Writing, sử dụng phân tích các bài mẫu band 9 đã giúp mình rút ra được 3 điều. Cùng mình tìm hiểu nhé.

Cách hành văn Writing Task 2

HÀNH VĂN NGẮN GỌN, SÚC TÍCH (TRÁNH TRƯỜNG HỢP GIỐNG MÌNH NHƯ HÌNH 1,2)

Lúc trước các thầy mình học ở các khoá IF cũng có khuyên mình là nên viết súc tích và ngắn gọn thôi, khoảng tầm 250 – 280 từ là đẹp.

Nhưng vì một lý do nào đó,

Mình vẫn cố chấp chèn hết các luận điểm và tất tần tật cấu tứ hay ho mình học được trong chủ đề đó vào bài viết của mình :>>

Và kết quả là các bài essay dài đến tận hơn 300 từ,

Có bài dài đến 423 từ cơ ;-; (mọi người xem hình bên dưới nhé)

Mặc dù thầy mình lúc đó vẫn chấm bài writing task 2 đó của mình band 8 và chỉ nhắc mình sau này lúc đi thi đừng nên viết dài để tránh sai các lỗi ngữ pháp thui

Nhưng sau nhiều lần như thế mình đã quyết định xem lại cách hành văn của mình và tham khảo thêm các bài band 8, 9 khác để đút rút kinh nghiệm.

Và kết quả là,

Sau khi scroll hàng tá các bài band cao mà mình lục lọi mãi mới gom lại được trên gg,

Mình thấy được:

PHẦN LỚN CÁC ESSAY ĐỀU KHÔNG VIẾT QUÁ 300 TỪ

Tuy nhiên,

Câu từ và luận điểm lại đanh thép và “chất” từng từ một.

Thế là mình quay lại các essay trước đó đã làm, và nhận ra mình đã bôi vẽ ra quá nhiều các luận điểm mình có chỉ vì muốn “fancy” và “academic” hơn.

Do đó, điều mình đút rút được đầu tiên sau khi tham khảo và phân tích các sample band cao đó là vô cùng ngắn gọn mà đầy đủ, vẫn có khả năng diễn đạt toàn bộ và sâu sắc cũng như xử lý trọn vẹn yêu cầu đề bài – là điểm mình cảm thấy rất đáng học hỏi.

Cá nhân mình cũng đang cố gắng học theo lối hành văn đó, để khi người chấm nhìn vào không bị overwhelmed, mà lại còn có thể gây ấn tượng tốt, chứng tỏ được mình “học rộng mà thuần thục, dùng chữ ít mà đầy đủ, từ mới lạ mà đẹp đẽ, đúng phép mà văn hoa” .

Luận điểm, câu từ Task 2

🌟 TẬP TRUNG VÀO LUẬN ĐIỂM, TRAU CHUỐT CÁC CÂU TỪ CHỦ CHỐT CHỨ KHÔNG “LÀM MÀU” Ở CÁC CHỖ RÂU RÌA

Nếu bạn để ý,

Bạn sẽ thấy các bài band 8, 9 (hình minh hoạ bên dưới)

Sẽ rất ít khi trau chuốt mấy phần râu rìa như

To sum up => To recapitulate
or
Firstly => There are two main compelling arguments which advocate that view, chief among them is that ….

Mình đã đọc và thấy rất ít bài dùng các dẫn hay từ nối phức tạp như vậy (dù đôi lúc cũng khá cần thiết để tăng band)

Cái họ tập trung là

🌟NỘI DUNG CHÍNH

🌟ĐỘ ĐANH THÉP

🌟SỰ THUYẾT PHỤC

🌟 Tính CHẶT CHẼ, LOGIC của bài văn

cũng như tập trung toàn bộ “vốn từ sang chảnh” của họ ở đó.

Chứ không lãng phí thời gian trau chuốt cho mấy câu từ râu rìa không quan trọng

Từ việc phân tích ra được điểm đó, mình đã thấy được lỗi sai trong các bài viết cũ và tiến hành sửa chữa lại ở các bài viết sau cho tốt ^^

Collocations – từ vựng học thuật

🌟  CÓ XU HƯỚNG DÙNG CÁC (TOPIC) COLLOCATIONS PHÙ HỢP VỚI NGỮ CẢNH HƠN LÀ CỐ CHÈN ÉP CÁC TỪ HỌC THUẬT PHỨC TẠP (HÌNH 3,4)

Thường thì mình thấy khi đọc các sample thì chỉ có một số ít các từ nâng cao, học thuật,
còn lại mình đọc vẫn hiểu được sâu sắc toàn bộ 100% nội dung người viết muốn truyền tải.

Nhưng, dù không có từ nào lạ và khó nhưng cách kết hợp từ (collocations) của các tác giả bài văn band cao lại làm cho người đọc cảm thấy rất hay, bị thuyết phục và từ đó vô cùng tâm đắc.

Thế nên,

Vấn đề ở đây không phải là nhồi được bao nhiêu từ khó, xịn, học thuật vào bài văn

Mà là kết hợp và sử dụng các từ ngữ mình biết được sao cho chính xác và phù hợp với ngữ cảnh.

Thế thôi :33

Hôm nay đến đây là hết rồi, cảm ơn mọi người đã đọc đến đây và hi vọng bài viết này có thể giúp mọi người có cái nhìn khách quan và đúng đắn hơn về IELTS writing task 2 nhé ❤️

Cre: Phạm Như Ý – IELTS Fighter.

Facebook Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here